Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là một loại nhiễm khuẩn nguy hiểm được gây ra bởi độc tố Protein mạnh Tetanospasmin do Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) tiết ra. Bệnh uốn ván có nguy cơ tử vong rất cao từ 25 - 90%, đặc trưng bởi tăng trương lực cơ và biểu hiện các cơn co cứng. Trong đó, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh gây nguy cơ tử vong với tỷ lệ trên 95%.
Bệnh uốn ván gây nên các cơn co giật
Link hình: tại đây
Nguyên nhân chính uốn ván dẫn đến tử vong là do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim. Trực khuẩn phát triển mạnh mẽ ở vị trí vết thương, giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào bản vận động thần kinh - cơ làm cho người bệnh co cứng và lên các cơn co giật.
Bệnh uốn ván thường xuất hiện chủ yếu ở vùng nông thôn hoặc các nước không có chương trình tiêm chủng mở rộng. Trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng bệnh uốn ván nhất.
Uốn ván thường xảy ra sau một tổn thương cấp tính, thời kỳ ủ bệnh dao động trong khoảng 4 - 21 ngày. Bệnh uốn ván không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván?
Bệnh uốn ván thường xảy ra do bị trầy xước, vết thương tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván. Các trực khuẩn tồn tại trong cát bụi, cống rãnh, đất, phân gia súc và gia cầm,... Qua đó, trực khuẩn xâm nhập vào vết thương và phát triển thành ổ trùng gây bệnh uốn ván.
Một số trường hợp bị uốn ván sau các ca phẫu thuật hoặc do nạo phá thai trong những điều kiện môi trường không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Nguyên nhân gây bệnh uốn ván
Link hình: tại đây
Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván do nha bào uốn ván đi vào cơ thể qua dây rốn. Trong quá trình sinh đẻ sử dụng dụng cụ cắt rốn bẩn hoặc sau sinh trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ, băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn dễ gây nhiễm nha bào uốn ván.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao:
- Công nhân công trình
- Thợ xây
- Nông dân
- Người chăn nuôi
- Nhân viên vệ sinh
Các biểu hiện của bệnh uốn ván?
Các triệu chứng của bệnh uốn ván thường thấy như co cứng cơ kèm đau. Đầu tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân.
- Đối với bệnh uốn ván ở người lớn và trẻ em: thường co cứng cơ nhai và cơ mặt làm bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn”. Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng hoặc đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Tùy theo nhóm cơ co cứng mà người bệnh có tư thế cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước. Các cơn co giật toàn thân thường xảy ra do va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn,...
- Đối với bệnh uốn ván ở sơ sinh: trẻ sinh ra bình thường trong 2 ngày đầu, bệnh bắt đầu xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau sinh, các biểu hiện của bệnh như cứng hàm làm cho trẻ không thể bú, cơ thể co cứng toàn thân, người ưỡn cong.
Các biện pháp phòng chống uốn ván
Biện pháp phòng bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván là một bệnh nghiêm trọng có mức độ ảnh hưởng và hệ lụy cao. Vì vậy, người dân cần chủ động trong việc phòng và chống bệnh uốn ván bằng các biện pháp sau:
- Theo dõi các thông tin tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, cập nhật những thông tin cần thiết về bệnh uốn ván, sự nguy hiểm của các vết thương do va quẹt, đâm chọc.
- Chủ động tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai, vì vắc xin miễn dịch của người mẹ có giá trị phòng được bệnh uốn ván cho con.
- Tạo sự miễn dịch rộng rãi cho cộng đồng, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao, kể cả những người đã khỏi bệnh uốn ván vẫn phải cẩn trọng.
Thời điểm và liều lượng tiêm phòng uốn ván
Lịch tiêm phòng uốn ván người dân có thể tham khảo:
- Tiêm phòng uốn ván ở trẻ dưới 1 tuổi: Tiêm miễn dịch cơ bản gồm 3 liều vắc xin DPT vào 2, 3, 4 tháng tuổi.
- Tiêm phòng miễn dịch cơ bản cho phụ nữ có thai: Tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước ngày sinh 1 tháng. Những lần mang thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều phòng uốn ván trước khi sinh 1 tháng.
- Tiêm phòng cho phụ nữ 15 - 35 tuổi tại địa phương nguy cơ nhiễm bệnh cao: Tối thiểu 3 liều, liều 2 cách liều 1 ít nhất 1 tháng, liều 3 cách liều 2 ít nhất 6 tháng.
- Tiêm phòng cho người lớn: Tối thiểu 3 liều với khoảng cách mỗi liều giống như tiêm cho phụ nữ 15 - 35 tuổi.
Lưu ý: Để duy trì khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh uốn ván, người dân cần tiêm phòng nhắc lại 10 năm/lần.
Tiêm phòng đủ liều để ngừa uốn ván hiệu quả
Link hình: tại đây
Đối với trẻ em hoặc người lớn suy giảm hệ miễn dịch hoặc nhiễm HIV thì vẫn phải tiêm phòng uốn ván với liều lượng như người bình thường. Tuy nhiên, sự đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm có thể không được đầy đủ như người bình thường.
Cách xử lý với những người có nguy cơ uốn ván
Đối với những người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván thì cần xử lý:
- Người bị thương đã được tiêm phòng đầy đủ: Với vết thương nhẹ không bị nhiễm bẩn và liều tiêm phòng cuối cùng cách hơn 10 năm, thì cần tiêm nhắc lại 1 liều. Với vết thương nặng hoặc nhiễm bẩn và trong vòng 5 năm chưa tiêm phòng thì phải tiêm nhắc lại 1 liều “ngay” trong ngày xảy ra vết thương.
- Người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản đầy đủ: Phải tiêm 1 liều phòng bệnh uốn ván càng sớm càng tốt, nhất là ngay sau lúc bị thương. Nếu vết thương nặng hoặc đã nhiễm bẩn thì cần tiêm thêm globulin miễn dịch uốn ván.
- Người bị thương chưa được gây miễn dịch cơ bản (chưa được tiêm đủ 3 liều hoặc không rõ tiền sử tiêm): Với vết thương nặng hoặc đã bị nhiễm bẩn thì chỉ định tiêm globulin miễn dịch uốn ván với liều thấp nhất là 250 IU (hoặc tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván với liều 1500 - 5000 IU).
Cách điều trị bệnh uốn ván?
Một số cách điều trị khi chẳng may mắc bệnh uốn ván:
- Dùng kháng sinh: tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật, nguồn sản sinh ra độc tố. Dùng một trong những loại thuốc như sau: Penicillin 10 - 12 triệu đơn vị tiêm mỗi ngày x 10 ngày. Metronidazol 500mg mỗi 6 giờ hay 1g mỗi 12 giờ, Clindamycin, Erythromycin. Đồng thời, phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.
- Dùng kháng độc tố uốn ván: vô hiệu hóa độc tố lưu hành trong máu và độc tố ở vết thương làm giảm nguy cơ tử vong, nên tiêm kháng độc tố trước khi điều trị vết thương.
- Kiểm soát các cơn co cứng: dùng một hay phối hợp các thuốc: diazepam, lorazepam, barbiturat, chlorpromazine. Thuốc phong bế thần kinh cơ kết hợp với thở máy để điều trị cơn co cứng không đáp ứng với thuốc hoặc các cơn co cứng đe dọa ngừng thở.
- Điều trị hỗ trợ: mở khí quản kết hợp thở máy hoặc không thở máy, tăng cường truyền dịch dinh dưỡng hoặc cho ăn qua ống vào dạ dày, vật lý trị liệu phòng cứng cơ, theo dõi chức năng của thận, ruột, bàng quang, chống chảy máu và lở loét đường tiêu hóa, dùng các chất kháng đông đề phòng tắc mạch phổi.
- Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động: sau khi khắc phục bệnh cần tiêm vắc xin phòng chống để đảm bảo an toàn.
Sử dụng huyết thanh kháng độc tố uốn ván
Nếu bệnh uốn ván được chữa trị kịp thời sẽ giúp khắc phục được nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong. Kiên trì điều trị theo chỉ dẫn và phác đồ của bác sĩ, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Các triệu chứng co cứng cơ, tê liệt được kiểm soát hiệu quả.
Trong đó, huyết thanh uốn ván là một trong những sản phẩm được sử dụng thông dụng để điều trị bệnh uốn ván. Tuy huyết thanh uốn ván không phải là vắc xin nhưng là sản phẩm y tế có chứa các kháng thể đặc hiệu kháng độc tố uốn ván. Huyết thanh uốn ván được dùng điều trị bệnh nhân uốn ván hoặc dự phòng uốn ván khi bị thương hoặc súc vật cắn.
Công Ty TNHH Vacxin Sinh Phẩm Và Thiết Bị Y Tế Phương Anh hiện cung cấp sản phẩm Huyết Thanh Kháng Độc Tố Uốn Ván Tinh Chế. Sản phẩm được sản xuất bởi IVAC, Việt Nam với giấy tờ kiểm định rõ ràng, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn y tế và an toàn cho người sử dụng.
Bài viết khác