Ngày đăng: 08/06/2023 03:23 PM

    Thông tin về Rắn Hổ Đất

    Đặc điểm chung của Rắn Hổ Đất

    Rắn Hổ Đất (Naja Kaouthia) là loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ, chúng thường sống ở các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Rắn Hổ Đất thường chủ yếu săn các động vật nhỏ như chuột, chim, côn trùng,... làm thức ăn.

    Rắn Hổ Đất (Naja Kaouthia)

    Link hình: tại đây

    Rắn Hổ Đất có thân hình dài và thon, đầu nhỏ, miệng rộng. Thân của Rắn Hổ Đất thường có màu nâu hoặc xám với những đốm đen nằm rải rác trên thân. Loài Rắn Hổ Đất hoạt động vào ban đêm và sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau từ rừng nhiệt đới đến các vùng đất khô cằn.

    Tính độc của nọc Rắn Hổ Đất

    Nọc của rắn Hổ Đất (Naja kaouthia) là một hỗn hợp các chất độc bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó chủ yếu là các protein độc và neurotoxin.

    Các neurotoxin là một nhóm chất độc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh. Từ đó, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, đặc biệt là các thần kinh liên quan đến cơ bắp và hô hấp.

    Nọc của Rắn Hổ Đất còn chứa các enzym protease và fosfolipase A2 (PLA2). Các enzym protease gây ra tổn thương tế bào, mô, làm cơ thể viêm và đau. PLA2 là loại enzyme hydroly hóa phân tử lipid làm tổn thương mô mềm và chảy máu.

    Tác động của nọc Rắn Hổ Đất đến sức khỏe con người

    Triệu chứng và biểu hiện khi bị Rắn Hổ Đất cắn

    Khi bị cắn bởi Rắn Hổ Đất, nạn nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng và biểu hiện dưới đây:

    • Đau: triệu chứng đầu tiên vị trí cắn sẽ đau rát nặng, nếu vết cắn ở bàn chân hoặc bàn tay thì vùng đau có thể lan rộng sang cả chi.
    • Sưng tấy: vùng da bị cắn sưng phồng và nổi đỏ.
    • Phù nề: vùng da bị cắn phù lên trông như các khối u.
    • Khó thở: nếu bị cắn vào vùng cổ hoặc vùng ngực, nạn nhân có thể khó thở, thậm chí ngưng thở.
    • Co cơ: xảy ra các triệu chứng liên quan đến cơ bắp như co cơ và yếu cơ.
    • Huyết áp giảm:  người bị cắn có thể có cảm giác chóng mặt và hoa mắt.
    • Nôn mửa: do tác động của độc tố nạn nhân có thể buồn nôn hoặc nôn mửa.
    • Rối loạn thần kinh: nạn nhân trở nên rối loạn thần kinh với các triệu chứng run, co giật và mất thăng bằng.

    Vùng da bị rắn cắn nổi đỏ

    Link hình: tại đây

    Các biến chứng có thể xảy ra khi Rắn Hổ Đất cắn

    Các biến chứng có thể xảy ra sau khi bị Rắn Hổ Đất cắn bao gồm:

    • Rối loạn nhịp tim: nọc Rắn Hổ Đất cũng có thể gây rối loạn nhịp tim, nhịp tim chậm hoặc nhanh gây nguy hiểm tính mạng.
    • Suy thận: nọc Rắn Hổ Đất có thể làm suy thận, thậm chí suy thận cấp tính.
    • Phù phổi: xảy ra sau khi bị cắn do nọc rắn làm giảm khả năng hô hấp, gây viêm phổi, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.
    • Tê liệt: Rắn Hổ Đất tác động lên hệ thần kinh có thể gây tê liệt, đặc biệt là tê liệt cơ và liệt cả hai chân.
    • Nhiễm trùng: không xử lý kịp thời và đúng cách, vết thương có thể nhiễm trùng, gây sưng, đau hoặc nhiễm trùng máu.

    Nọc Rắn Hổ Đất có thể gây rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng

    Link hình: tại đây

    Vì vậy, khi bị cắn bởi Rắn Hổ Đất, nạn nhân cần được đưa ngay đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được chăm sóc và điều trị, ngăn chặn kịp thời các biến chứng nghiêm trọng tác động lên cơ thể.

    Tầm quan trọng của phòng ngừa và xử lý kịp thời vết cắn của Rắn Hổ Đất

    Rắn Hổ Đất là một trong những loài rắn có nọc độc cực mạnh và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, việc phòng ngừa Rắn Hổ Đất là rất quan trọng và cần thiết để giảm thiểu nguy cơ bị cắn. Một số biện pháp phòng ngừa va chạm Rắn Hổ Đất:

    • Tránh đi vào các vùng có nhiều Rắn Hổ Đất, đặc biệt là vào mùa sinh sản hoặc thời tiết ẩm ướt.
    • Đi lại trong khu vực rừng có nhiều rắn cần sử dụng giày, trang bị ống tay áo dài, quần dài để bảo vệ da.
    • Không bỏ rác hoặc thức ăn ngoài trời, vì dễ thu hút côn trùng và động vật khác, có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện rắn.
    • Tránh chạm, bước lên hoặc đụng vào Rắn Hổ Đất hoặc bất kỳ loài rắn nào khác, đặc biệt là khi rắn đang hoảng sợ, giận dữ hoặc bị thương.

    Sử dụng quần áo bảo hộ khi đi rừng

    Link hình:  tại đây

    Đầu tiên, khi bị Rắn Hổ Đất cắn cần xử lý nọc rắn kịp thời để giảm thiểu tác động của độc tố lên cơ thể. Có thể thực hiện các biện pháp sau để ngăn sự lan rộng của nọc độc:

    • Đưa nạn nhân đi đến bệnh viện gần nhất để được xử lý ngay lập tức.
    • Tháo bỏ đồ trang sức, quần áo trên vùng bị cắn để hạn chế sự lan truyền của độc tố.
    • Không tạo áp lực hoặc cắt vết cắn, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lan rộng độc tố trong cơ thể.
    • Hạn chế hoạt động của nạn nhân và giữ cơ thể yên tĩnh để giảm thiểu sự truyền độc tố nhanh chóng trong cơ thể.

    Sử dụng Huyết Thanh Kháng Nọc Rắn Hổ Đất Tinh Chế

    Rắn Hổ Đất là một loài rắn lớn có nọc độc mạnh, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con người. Tuy nhiên, nhờ sự nghiên cứu và phát triển của các nhà khoa học, một phương pháp điều trị đang được sử dụng hiệu quả để giảm thiểu tác động của nọc Rắn Hổ Đất đó là sử dụng huyết thanh kháng nọc.

    Công Ty TNHH Vacxin Sinh Phẩm Và Thiết Bị Y Tế Phương Anh hiện đang cung cấp Huyết Thanh Kháng Nọc Rắn Hổ Đất Tinh Chế. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC – Việt Nam).

    Huyết Thanh Kháng Nọc Rắn Hổ Đất Tinh Chế

    Link hình: website Phương Anh

    1. Thông tin sản phẩm chi tiết

    Huyết Thanh Kháng Nọc Rắn Hổ Đất (Naja Kaouthia) tinh chế là một dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt. Sản phẩm có nguồn gốc từ máu ngựa chứa kháng thể kháng nọc Rắn Hổ Đất. 

    • Đối tượng: Huyết Thanh Kháng Nọc Rắn Hổ Đất được dùng để điều trị bệnh nhân bị Rắn Hổ Đất cắn.
    • Chống chỉ định: Không có chống chỉ định sử dụng huyết thanh kháng nọc Rắn Hổ Đất. Tuy nhiên, cần chuẩn bị biện pháp chống sốc phản vệ nếu bệnh nhân dị ứng với huyết thanh ngựa.
    • Tác dụng không mong muốn: Người dùng huyết thanh nhiều lần hoặc cơ địa dị ứng có nguy cơ phản ứng nổi mề đay, ngứa phù, viêm thận, choáng hay sốc phản vệ. Biểu hiện dị ứng xảy ra ngay sau khi tiêm, sau vài giờ hoặc 7 - 10 ngày sau tiêm.
    • Bảo quản: giữ sản phẩm ở nhiệt độ lạnh (từ 2 - 8 độ C) và không được đóng băng.

    2. Cách dùng và liều lượng

    • Thử phản ứng mẫn cảm: pha loãng huyết thanh thành dung dịch 1% và tiêm 0,1ml vào da. Nếu sau 15 phút, vùng  xung quanh vị trí tiêm không xuất hiện quầng đỏ với đường kính dưới 1 cm thì kết quả phản ứng là âm tính.
    • Đường tiêm: thực hiện tiêm huyết thanh ở các vị trí tiêm bắp thịt, tiêm chậm vào tĩnh mạch. Cứ sau 1 giờ tiêm 1 lọ cho đến lúc triệu chứng nhiễm độc được cải thiện.
    • Liều điều trị: huyết thanh kháng nọc Rắn Hổ Đất được điều chỉnh tùy vào mức độ nhiễm độc và trạng thái sức khỏe của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chọn liều thích hợp, có thể là một hoặc nhiều lọ.
    • Xử lý khi dùng quá liều: bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ về những tác dụng phụ đang gặp phải để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

    Qua bài viết, hy vọng bạn đã biết thêm những thông tin cơ bản về loài Rắn Hổ Đất, tác động của nọc độc và những biến chứng nọc độc Rắn Hổ Đất gây ra.

    Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý phòng ngừa và xử lý vết cắn kịp thời để tránh trở nặng gây nguy hiểm tính mạng. Hiểu rõ hơn về huyết thanh kháng nọc Rắn Hổ Đất cũng sẽ giúp bạn điều trị vết cắn do Rắn Hổ Đất gây ra một cách hiệu quả.



     

    Bài viết khác

    nhung-dieu-can-biet-ve-benh-uon-van-su-dung-huyet-thanh-uon-van

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH UỐN VÁN & SỬ DỤNG HUYẾT THANH UỐN VÁN

    Uốn ván là một bệnh loại bệnh cấp tính tiềm tàng khả năng tử vong cao. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về bệnh uốn ván, nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện của bệnh thường gặp. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được các biện pháp phòng chống và điều trị bệnh uốn ván an toàn, hiệu quả.
    ran-luc-tre-giai-phap-dieu-tri-ran-can-bang-huyet-thanh-khang-noc

    RẮN LỤC TRE & GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ RẮN CẮN BẰNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC

    Rắn Lục Tre là loài nguy hiểm với khả năng gây độc cực mạnh từ nọc độc của chúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài Rắn Lục Tre (Trimeresurus albolabris) và tính độc của nọc rắn. Bên cạnh đó, bạn cũng được biết những triệu chứng, biến chứng và cách xử lý vết cắn đúng cách để hạn chế mức độ ảnh hưởng của nọc độc. Cùng với đó là giải pháp điều trị Rắn Lục Tre cắn thông qua huyết thanh kháng nọc tinh chế.